Truyền hình Truyền_thông_Việt_Nam

Tính đến cuối năm 2017, Việt Nam có 67 đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương.[1]

Lịch sử

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, hai miền đều có các Đài Truyền hình riêng, đó là Đài Truyền hình quốc gia Việt Nam của miền Bắc và Đài Truyền hình Việt Nam của miền Nam (thành lập năm 1960)[2]

Sau năm 1975, Đài Truyền hình ở miền Nam được sáp nhập vào VTV ở miền Bắc và cả nước chỉ có một Đài truyền hình duy nhất. Mãi đến năm 2004, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC được thành lập với một số nhân viên VTV và Vietnamnet làm nòng cốt, trực thuộc Bộ Bưu chính Viễn thông.

Mặc dù là một đài truyền hình lớn, từ năm 2015 VTC bị chuyển sang trực thuộc Đài phát thanh VOV nhỏ hơn hẳn về quy mô.

Đài địa phương

Tại Việt Nam, tất cả các tỉnh đều có một Đài Truyền hình địa phương, phát sóng trong phạm vi tỉnh. Hầu hết các đài này đều lấy kinh phí trực tiếp từ ngân sách của tỉnh, ngoại trừ một số đài bao gồm Đài Phát thanh – Truyền hình Hà NộiĐài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài truyền hình Bình Dương.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Truyền_thông_Việt_Nam http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/05/1505... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/03/1603... http://www.voatiengviet.com/content/chan-dung-quye... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/09/1409... http://hoinhabaovietnam.vn/VTV-va-vai-net-ve-lich-... http://www.sggp.org.vn/dau-tranh-quan-diem-sai-tra... http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/doan-xe-... http://vneconomy.vn/viet-nam-can-lam-mang-xa-hoi-m... http://www.vnmedia.vn/cong-nghe/201908/4-thang-3-m... https://www.bbc.com/vietnamese/business-49004126